AI ĐANG LÀM TĂNG DẤU CHÂN CARBON, 5 BIỆN PHÁP GIẢM DẤU CHÂN CARBON

Trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence) đang là công cụ mà con người tạo ra để máy móc, phần mềm có thể bắt chước khả năng của con người như suy nghĩ, học hỏi, giải quyết vấn đề, ra quyết định, sáng tạo, …, được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong việc tối ưu sản xuất, tăng hiệu suất công việc, … . Tuy nhiên, trên thực tế, sự phát triển nhanh chóng của AI đang tác động tiêu cực đến môi trường. Theo nghiên cứu từ “Energy and Policy Considerations for Deep Learning in NLP” công bố vào năm 2019, huấn luyện một mô hình AI lớn có thể thải ra môi trường lượng carbon tương đương với việc sử dụng năm chiếc ô tô trong toàn bộ vòng đời của chúng (xấp xấp xỉ 300 tấn CO2).

DẤU CHÂN CARBON LÀ GÌ?

Dấu chân carbon (Carbon Footprint) là tổng lượng khí CO₂ (carbon dioxide) và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác mà một người, một hoạt động, sản phẩm hoặc tổ chức thải ra môi trường. Có thể hiểu đơn giản là dấu chân carbon bằng lượng khí thải làm trái đất nóng lên. 

 

VÌ SAO AI TẠO RA DẤU CHÂN CARBON?

Khi AI hoạt động sẽ cần rất nhiều năng lượng, đặc biệt là các hệ thống lớn (như các mô hình ngôn ngữ, xe tự lái, hệ thống dự đoán thời tiết…). Những hệ thống AI tiên tiến cần sử dụng các siêu máy tính với hàng nghìn GPU và CPU để xử lý dữ liệu khổng lồ. Khi chạy một mô hình AI, nó sẽ phải thực hiện hàng tỷ hoặc hàng nghìn tỷ phép tính bằng các siêu máy tính chứa hàng nghìn CPU (card đồ họa mạnh) hoạt động liên tục. Quá trình này tiêu tốn lượng lớn điện năng vì các trung tâm dữ liệu để chạy AI phải vận hành 24/7 (không bao giờ tắt). Không chỉ vậy, để kéo dài tuổi thọ của những siêu máy tính này, người ta còn phải cho chạy song song các thiết bị làm mát cho máy, điều này cũng sẽ tiêu tốn phần lớn điện năng. Nguồn điện trên thế giới vẫn phần lớn được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch (như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên), và khi đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo điện sẽ sinh ra khí CO₂, làm tăng hiệu ứng nhà kính, gây ra biến đổi khí hậu.

CÁC BIỆN PHÁP LÀM GIẢM DẤU CHÂN CARBON

Các loại năng lượng sạch (như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện, …)  cũng nên dần áp dụng thay thế cho các các loại năng lượng không tái tạo (như than đá, dầu mỏ,… ). Hiện nay, các trung tâm dữ liệu (Data Center) lớn như của Google, Microsoft cũng đang cố gắng dần chuyển qua chạy bằng 100% điện sạch. 

Các nhà khoa học, kỹ thuật nên thiết kế các mô hình AI “nhỏ nhưng có võ”, có thể bớt tiêu tốn năng lượng nhưng vẫn thông minh. Bên cạnh đó cần tăng hiệu quả phần cứng, phát triển con chip xử lý tiết kiệm hơn, giúp máy chủ tiêu thụ điện ít hơn, tản nhiệt tốt hơn, từ đó không cần chạy song song quá nhiều thiết bị làm mát, hạn chế phát thải khí CFC. Tuy nhiên, các siêu máy tính sau một thời gian sử dụng cũng sẽ trở nên lỗi thời, kém hiệu suất, cần phải đem đi tái chế và tái sử dụng các linh kiện để giảm bớt rác thải công nghiệp. Có thể nhiều người không nhận thức được rằng hằng ngày bản thân cũng đang làm tăng dấu chân carbon khi sử dụng AI vào những việc không cần thiết. Ví dụ, các nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội tạo ra trend “Brain Rot” từ việc sử dụng AI làm hình ảnh và video. Những video, hình ảnh này thường không có ý nghĩa sâu sắc, người dùng AI chỉ tạo ra cho vui, theo phong trào mà không nhận ra ảnh hưởng của nó đến môi trường. Vì vậy việc giáo dục cộng đồng, phổ biến những ảnh hưởng của việc lạm dụng AI đến môi trường và con người là vô cùng quan trọng và cần thiết. 

 

HÀ CHI