4:10 chiều 30/09/2024 219 lượt xem

Carrier sử dụng chất làm lạnh có GWP thấp trong các sản phẩm máy lạnh, hướng đến mục tiêu giảm 1 tỷ tấn khí thải nhà kính vào năm 2023.

Đại diện Carrier cho biết, hãng đang chuyển sang sử dụng chất làm lạnh có GWP (Global Warming Potential) thấp ở các sản phẩm máy làm lạnh. GWP là đơn vị đo chỉ số làm nóng lên toàn cầu của các môi chất lạnh – thước đo tác động làm nóng khí hậu của một chất so với CO2.

Máy làm lạnh ly tâm giải nhiệt nước AquaEdge 19 MV của Carrier. Ảnh: Carrier

Máy làm lạnh ly tâm giải nhiệt nước AquaEdge 19 MV của Carrier từng đoạt các giải thưởng uy tín trên toàn cầu hiện có sẵn chất làm lạnh với chỉ số GWP cực thấp R-1234ze(E). “Việc bổ sung chất làm lạnh có GWP cực thấp thể hiện cam kết của Carrier trong việc cung cấp cho khách hàng các giải pháp sử dụng đúng chất làm lạnh cho từng ứng dụng, đồng thời giúp giảm lượng khí thải carbon”, đại diện hãng nói.

Theo Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Mỹ về biến đổi khí hậu, sử dụng chất làm lạnh cực thấp, R-1234ze(E), có GWP 100 là dưới 1.

Thiết bị AquaEdge 19MV có sẵn tùy chọn chất làm lạnh R-513A hoặc R-515B, được thiết kế để mang lại hiệu suất và hiệu quả cao, dễ dàng lắp đặt và có phạm vi hoạt động rộng. Theo hãng, sản phẩm này nhận được nhiều danh hiệu, gồm được vinh danh là “Sản phẩm điều hòa thương mại của năm 2022”, do nhóm kỹ sư độc lập bình chọn cho tạp chí Engineered Systems và giải vàng hạng mục HVAC chương trình “Sản phẩm của năm 2023” của tạp chí Consulting-Specifying Engineer.

Trong năm nay, Carrier cũng giới thiệu phiên bản 19 MV mới, thiết kế và diện tích nhỏ hơn 18% so với phiên bản trước. Hãng cho biết, cả hai phiên bản 19 MV đều có khả năng hoạt động bền bỉ trong các điều kiện khắc nghiệt, sản xuất tại nhà máy HVAC thương mại của Carrier ở Charlotte, Bắc Carolina, Mỹ.

“Carrier cam kết cung cấp chất làm lạnh phù hợp cho từng ứng dụng. Việc sử dụng chất làm lạnh có GWP thấp nhằm đạt được các Mục tiêu 2030 của Carrier, bao gồm giúp khách hàng giảm thiểu được hơn 1 tỷ tấn khí thải nhà kính vào năm 2030”, đại diện hãng nói.

Carrier là một phần của Carrier Global Corporation (NYSE: CARR), công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp năng lượng và khí hậu thông minh.

(Nguồn: Carrier)

Thông tin thêm:

Môi Chất Làm Lạnh Là Gì?

Môi chất làm lạnh, hay còn gọi là chất lạnh, là một chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống làm lạnh, điều hòa không khí và các thiết bị nhiệt lạnh khác. Chất này có khả năng hấp thụ nhiệt từ môi trường cần làm mát và thải nhiệt ra môi trường bên ngoài.

Tác Động Của Môi Chất Làm Lạnh

  • Chu trình làm lạnh: Môi chất làm lạnh di chuyển trong một chu trình kín, liên tục thay đổi trạng thái từ khí sang lỏng và ngược lại. Quá trình này giúp hấp thụ và thải nhiệt, tạo ra hiệu ứng làm mát.
  • Hấp thụ nhiệt: Khi môi chất lạnh ở trạng thái khí, nó có khả năng hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh. Điều này làm giảm nhiệt độ của môi trường đó.
  • Thải nhiệt: Sau khi hấp thụ nhiệt, môi chất lạnh được nén lại và trở thành chất lỏng. Ở trạng thái này, nó thải nhiệt ra môi trường bên ngoài thông qua dàn tản nhiệt.
  • Làm mát: Quá trình hấp thụ và thải nhiệt liên tục này giúp duy trì nhiệt độ thấp trong không gian cần làm mát.

Các Loại Môi Chất Làm Lạnh Phổ Biến

  • CFC (Chlorofluorocarbon): Loại môi chất này gây hại cho tầng ozone và đã bị cấm sử dụng.
  • HCFC (Hydrochlorofluorocarbon): Loại môi chất này cũng gây hại cho tầng ozone nhưng ít hơn CFC.
  • HFC (Hydrofluorocarbon): Loại môi chất này không gây hại cho tầng ozone nhưng lại gây hiệu ứng nhà kính.
  • Môi chất tự nhiên: Bao gồm các chất như amoniac, carbon dioxide và hydrocarbon. Các chất này thân thiện với môi trường hơn nhưng có thể gây cháy nổ nếu không được sử dụng đúng cách.

Tác Động Đến Môi Trường

Việc lựa chọn loại môi chất làm lạnh phù hợp rất quan trọng để giảm thiểu tác động đến môi trường. Các loại môi chất cũ như CFC và HCFC đã bị cấm sử dụng vì chúng gây hại cho tầng ozone. Các loại môi chất mới như HFC mặc dù không gây hại cho tầng ozone nhưng lại góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính.

Các tác động tiêu cực của môi chất làm lạnh đến môi trường:

  • Suy giảm tầng ozone: CFC và HCFC là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng suy giảm tầng ozone.
  • Hiệu ứng nhà kính: HFC là một loại khí nhà kính mạnh, góp phần làm tăng nhiệt độ toàn cầu.
  • Ô nhiễm không khí: Một số loại môi chất làm lạnh có thể gây ô nhiễm không khí khi bị rò rỉ.

Tương Lai Của Môi Chất Làm Lạnh

Để bảo vệ môi trường, các nhà sản xuất và người tiêu dùng đang chuyển sang sử dụng các loại môi chất làm lạnh tự nhiên và các công nghệ làm lạnh mới hiệu quả hơn. Các nghiên cứu cũng đang được tiến hành để tìm ra các loại môi chất làm lạnh mới thân thiện với môi trường hơn.

Hùng Lê tổng hợp

Tags: , ,