10:13 chiều 04/12/2024 92 lượt xem

 Trên màn hình máy tính, các chuyên gia từ Đài quan sát Khí thải Metan Quốc tế (IMEO) đã ghi nhận tín hiệu tím khi quan trắc không khí tại khu vực sa mạc ở miền Đông Algeria. Đây là tín hiệu cảnh báo sự cố rò rỉ khí mê-tan được ghi nhận tại khu vực.

Qua phân tích, các nhà khoa học xác định khu vực phát thải khí mê-tan là mỏ dầu Hassi Messaoud, cơ sở dầu khí lớn nhất và lâu đời nhất ở Algeria.

Nhiều nghiên cứu khoa học trước đây đã ghi nhận tín hiệu rò rỉ mê-tan từ mỏ dầu này. Tuy nhiên, trong những năm qua, IMEO đang triển khai các phân tích sâu hơn để cung cấp dữ liệu cụ thể và trực tiếp hơn tới các nhà hoạch định chính sách, qua đó có cách tiếp cận và hành động để giảm thiểu tình trạng này.

Sau khi ghi nhận tín hiệu tím trên, IMEO đã gửi cảnh báo đến chính phủ Algeria và công ty dầu quốc gia, đồng thời thuyết minh về các phát hiện cho cả hai thông qua hoạt động tập huấn. Chỉ vài tháng sau đó, sự cố rò rỉ mê-tan đã được giải quyết, đánh dấu một thắng lợi về môi trường.

Với hệ thống máy móc và công nghệ, nỗ lực giảm phát thải mê-tan đã được thúc đẩy đáng kể.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng thế giới cũng cần làm nhiều hơn nữa nếu muốn giải quyết triệt để vấn đề phát thải mê-tan, vốn đóng góp 30% và sự nóng lên toàn cầu.

“Đây là lúc các quốc gia cần biến tham vọng thành các hành động cụ thể và quyết liệt”, ông Manfredi Caltagirone, người đứng đầu IMEO, nhấn mạnh.

111.jpg
Các đám cháy methane ở miền Nam Algeria được ghi lại bởi vệ tinh Sentinel-2 và Landsat-7.

Vấn đề khí mê-tan

Theo các số liệu quan sát, lượng mê-tan trong khí quyển cao hơn khoảng 2,5 lần so với thời kỳ trước công nghiệp và lượng phát thải đã tăng lên trong những năm gần đây.

Mê-tan, do đó, đã trở thành một trọng tâm tại phiên họp lần thứ 29 Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) vào tháng 11.

Trong vai trò Chủ tịch COP29, Azerbaijan đã thúc đẩy nỗ lực giảm phát thải mê-tan trong hệ thống xử lý chất thải và thực phẩm, ước tính gây rò rỉ khoảng 20% lượng phát thải methane.

Một số lĩnh vực khác được quan tâm bao gồm giảm phát thải từ năng lượng, vốn “có tiềm năng lớn nhất để cắt giảm mê-tan”.

Được thành lập vào năm 2021, IMEO, thuộc Chương tình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), đã thu thập dã dữ liệu liên quan đến các sự có rò rỉ mê-tan tại nhiều nguồn khác nhau, bao gồm báo cáo từ các công ty, nghiên cứu được đánh giá ngang hàng và các công bố của chính phủ.

Bên cạnh đó, IMEO còn bao gồm thành phần chính là là Hệ thống Phản ứng Cảnh báo Metan (MARS). Đây là hệ thống phát hiện và thông báo vệ tinh toàn cầu đầu tiên, có khả cung cấp dữ liệu về các sự cố rò rỉ mê-tan lớn, qua đó xây dựng kế hoạch hành động giảm phất thải.

Kể từ khi đi vào hoạt động vào năm 2023, MARS đã thông báo cho các nhà hoạch định chính sách về hơn 1.200 sự cố phát thải lớn, ghi nhận ở cả năm châu lục. Tuy nhiên, theo “Tập trung vào khí metan: Vô hình nhưng không thể bỏ qua” của UNEP, được phát hành tại COP29, dù công nghệ phát triển đã hỗ trợ thế giới rất nhiều trong việc tiếp cận dữ liệu, một thực tế cần phải đối mặt là lượng khí thải mê-tan vẫn tiếp tục tăng vọt.

Sự cố rò rỉ mê-tan đã gây thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm đối với ngành dầu khí. Trên thực tế, khoảng 40% sự cố rì rỉ mê-tan có thể đã được cảnh báo trước và không tốn chi phí ròng. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá ngành dầu khí vẫn chưa đạt được các tiến bộ cần thiết để giảm phát thải.

Lý giải cho vấn đề này, ông Drew Shindell, Chủ tịch của Ban Tư vấn Khoa học của Liên minh Khí hậu và Không khí Sạch do UNEP, cho rằng các công ty cònv thiếu nhận thức về quy mô phát thải và lợi ích, cả về mặt tài chính, mà họ có thể nhận được từ việc này.

Cần hành động nhiều hơn

Các chính phủ trên toàn cầu đã bắt đầu can thiệp và triển khai nhiều giải pháp giảm rò rỉ khí mê-tan. Trong đó, Nigeria đã giới thiệu một khoản phí mê-tan, tương đương với thuế carbon.

Nhận xét về công cụ trên của Nigeria, ông Shindell cho biết: “Thật đáng mừng, chỉ 2 năm từ khi mê-tan trở thành một vấn đề nổi bật, đã có một loại thuế carbon tương đương được giới thiệu”.

Ở khu vực khác, Liên minh Châu Âu (EU) cũng đang nỗ lực áp dụng cơ chế “điều chỉnh biên giới mê-tan”. Cơ chế này sẽ sử dụng dữ liệu vệ tinh để làm rõ dấu chân mê-tan trong sản lượng dầu và khí nhập khẩu vào EU.

Việc thúc đẩy giảm phát thải me-tan đã được hỗ trợ thông qua vệ tinh giám sát và các tiến bộ công nghệ khác, ông Shindell nói. Tuy nhiên vẫn cần có thêm hành động và cam kết cụ thể.

Cam kết Toàn cầu về Metan được khởi động cách đây ba năm và nhằm giảm phát thải metan xuống 30% so với mức năm 2020 vào năm 2030. Đên nay, 156 quốc gia đã ký cam kết này nhưng chưa đến một phần ba đã cung cấp chi tiết về các chiến lược giảm thiểu của họ, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

“Chúng ta vẫn còn cách các mục tiêu này khá xa. Việc có những cam kết tham vọng là tín hiệu tích cực, nhưng hiện nay, mọi thứ tương tự như những gì thế giới đang làm với carbon dioxide – nhiều lời hứa nhưng cần nhiều hành động thực tế hơn”, ông Shindell nhấn mạnh.

Nguồn UNEP

Tags: ,